thay khớp nội soi
Trang chủ » Thông tin báo chí
Thông tin báo chí

Vặn người, bẻ khớp thường xuyên, cẩn thận kẻo nhập viện

Trước đây, các bệnh liên quan đến xương khớp thường xuất hiện ở người ngoài 40 tuổi trở lên thì hiện nay, ngày càng nhiều bạn trẻ, nhất là nhân viên văn phòng mắc bệnh này.


==> xem bài viết tại báo mới

Van nguoi, be khop thuong xuyen, can than keo nhap vien - Anh 1

Bệnh xương khớp đang trẻ hóa

PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh, Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Việt Đức cho biết, chỉ riêng tại viện này hiện mỗi ngày tiếp nhận khoảng 500-600 bệnh nhân xương, khớp đến khám với độ tuổi rất đa dạng, thậm chí có cả thiếu nhi.

Người mắc bệnh đang trẻ hóa

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh, bệnh đau nhức xương khớp đang có xu hướng tăng lên ở người trẻ. Tại Viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Việt Đức, trung bình mỗi ngày tiếp nhận từ 350-400 bệnh nhân đến khám về chấn thương chỉnh hình và các bệnh lý cơ xương khớp, nếu tính cả các bệnh lý cột sống thì số lượng bệnh nhân lên tới 500-600 trường hợp và con số này có xu hướng tăng theo từng năm. Nguyên nhân gây bệnh cũng ngày càng đa dạng do những thói quen xấu trong sinh hoạt, thói quen vận động, tập luyện không đúng…

“Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, cách đây 20 năm, bệnh nhân mắc bệnh xương, khớp đến viện chủ yếu do chấn thương sau tai nạn, nhưng đến nay mô hình bệnh tật đã thay đổi. Các bệnh lý không do nguyên nhân chấn thương rất nhiều, chiếm tỷ lệ từ 40-50%, ví dụ những bệnh lý thoái hóa khớp, bệnh lý do hậu quả trong tập luyện thể dục thể thao như đứt dây chằng, chấn thương khớp vai, chấn thương vùng cổ chân, hoặc các bệnh lý mạn tính khác như hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, thoái hóa khớp gối… Lứa tuổi mắc rất đa dạng, từ người cao tuổi, đến trung niên và cả các cháu nhỏ” - PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh chia sẻ.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh, qua theo dõi, những người thừa cân béo phì hay người bị bệnh gút, những người lao động nặng hoặc nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều, liên tục là những đối tượng trẻ tuổi mắc bệnh xương khớp nhiều hơn cả. “Với nhân viên văn phòng và những người làm công việc phải ngồi lâu một tư thế, ít vận động tay chân, cơ sau lưng cạnh cột sống phải làm việc liên tục không nghỉ gây tình trạng căng cơ liên tục, từ đó gây đau. Vì thế những người làm việc văn phòng nên có những vận động để cột sống làm việc và giảm tải cho cơ, giúp phòng các bệnh về xương khớp” - PGS.TS Khánh phân tích.

Mắc bệnh vì thói quen có hại

PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh cho biết thêm, có một số thói quen xấu không phù hợp với khớp, không tốt cho xương khớp mà đa số người dân nước ta mắc phải, điển hình là thói quen bẻ tay, cổ, bẻ ngón tay, ngón chân, hay phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót, ngồi bàn ghế không phù hợp với chiều cao cơ thể… Đây là những thói quen không khoa học bởi khi bẻ tay, diện khớp liên tục bị trượt lên nhau, hệ thống dây chằng bên liên tục bị giãn.

Đặc biệt, đối với những cháu nhỏ thì thói quen này rất hại, sẽ làm biến dạng khớp, nhất là những khớp nhỏ ở ngón tay, làm phì đại các đầu xương gây mất thẩm mỹ, về lâu dài làm giãn hệ thống dây chằng bên và bao khớp xung quanh… Đây là những yếu tố nguy cơ mà khi có tuổi, người bệnh sẽ bị lắng đọng, tích tụ chất chuyển hóa, dẫn tới bệnh khớp.

Đồng quan điểm, TS Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam chia sẻ, nhiều bệnh nhân cho biết, cứ mỗi lần mỏi mệt, họ liền vặn người, bẻ khớp ngón tay ngón chân cho kêu rắc rắc thì thấy đỡ mỏi, dễ chịu hơn hẳn. Tuy nhiên, bản chất của tiếng kêu khi bẻ ngón tay, ngón chân là do dây chằng bị giãn gây ra.

Thói quen này nếu thực hiện thường xuyên sẽ khiến dây chằng bị giãn ra quá mức, nếu lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng tới dây chằng và khớp. Thói quen tùy tiện trong tập luyện, thể dục thể thao sai cách (tập sai cường độ, sai tư thế, quá sức, không có chế độ dinh dưỡng phù hợp…) cũng có thể dẫn đến một loạt hậu quả như đau ở các nhóm cơ, xương, khớp.

Bên cạnh các thói quen có hại, những sai lầm trong điều trị bệnh xương khớp cũng rất phổ biến. Chẳng hạn, thời gian gần đây nhiều người lan truyền bài thuốc dùng hạt đu đủ chín để chữa gai đốt sống hiệu quả, chỉ cần lấy hột đu đủ đập nát ra đắp lên đốt sống cổ thì gai đốt sống cổ sẽ mòn.

Tuy nhiên, TS Đậu Xuân Cảnh khẳng định, việc lấy hạt đu đủ đắp lên để tiêu gai đốt sống cổ như một số bài thuốc được lan truyền trên là một phương pháp không đúng, không có cơ sở khoa học và không nên dùng. Chắc chắn gai cột sống thì không phải điều trị bằng hạt đu đủ là khỏi được. Hơn nữa, bản chất gai cột sống này là hình ảnh của thoái hóa đốt sống gây nên, do đó điều trị gai cột sống chỉ là để cơ thể thích nghi với gai chứ không phải để làm mất gai này đi.

Nguyễn Phan

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ NGUYỄN MẠNH KHÁNH
PHÓ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN
TRƯỞNG KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH I

BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC, HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 3, nhà B3, Bệnh viện Việt Đức - Điện thoại: 0913.588.199
Lịch khám bệnh Bác sĩ Nguyễn Mạnh Khánh: 8h30 - 11h30 sáng thứ 3 hàng tuần, Phòng 16, Nhà C2, BV Việt Đức
Email: ngmanhkhanh@hotmail.com  |  Website: www.thaykhopnoisoi.com  |  Facebook: Nguyen Manh Khanh

http://www.xemayvn.co/

http://www.xemayvn.co/2017/08/nhong-sen-dia-nhong-xich.html